Giỏ hàng : 0

DIỆT TRỪ RẦY NÂU BẰNG THUỐC TRỪ SÂU RẦY ANVADO

Rầy nâu là loại côn trùng gây hại cho cây lúa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng lúa. Đây là đối tượng sâu bệnh mà nhà nông cần chủ động trong việc phòng trừ để đảm bảo năng suất mùa vụ. Đặc biệt là giai đoạn cuối mùa vụ, lúa thường xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều nhất, gây hại và làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, khiến lúa bị lép. Là đối tượng dịch gây hại nguy hiểm, rầy nâu có khả năng sinh sản mạnh, lây lan nhanh. Nếu không có biện pháp phòng trừ sâu rầy kịp thời thì cây lúa sẽ tiếp tục bị cháy rầy và dịch bệnh dễ bùng phát trên diện rộng.

Sau đây, sẽ cung cấp thông tin hữu ích về bệnh rầy nâu hại lúa và chia sẻ cách phòng trừ hiệu quả nhất.

1/ Tác hại của rầy nâu

Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa, làm lúa sinh trưởng kém, lá vàng, năng suất giảm. Lúa sẽ bị cháy khô ảnh hưởng đến năng suất nếu mật độ rầy quá cao. Rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa.

Khi mắc rầy nâu, nếu nhẹ thì các lá dưới của lúa sẽ bị khô héo. Trường hợp nặng, cây lúa bị khô héo và chết, tạo nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Phần thân dưới sẽ có màu đen. Điều này khiến cây lúa bị thối nhũn, đổ rạp, gây nên hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ và có nguy cơ lây lan trên diện rộng nếu như không có biện pháp phòng trừ kịp thời. 

2/ Biện pháp phòng trừ

Phòng trừ sâu hại là cuộc chiến mà người nông dân bắt buộc phải luôn trong tâm thế chủ động, sẵn sàng. Người nông dân phải luôn chuẩn bị tuyệt đối mọi thứ cần thiết để có thể có được vụ mùa đạt năng suất như mong muốn. Phòng trừ sâu bệnh là quá trình không hề đơn giản mà trong đó, phòng bệnh là công việc cần được ưu tiên hàng đầu để có thể giảm thiểu tối đa công sức, chi phí cho người nông dân và hạn chế thiệt hại đến cây trồng đến mức tối thiểu.


Trong ngành nông nghiệp trồng lúa nước cũng thế, muốn có được năng suất lúa cao thì người nông dân cần phải chú ý đến tất cả các giai đoạn phát triển của lúa để có thể phòng trừ các loại sâu bệnh kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt, giai đoạn lúa đang trổ bông, mật độ rầy còn thấp các nhà nông không được chủ quan mà cần phải thường xuyên thăm đồng, đặc biệt chú ý tới những điểm, những vùng thường có các ổ rầy đã gây hại ở những vụ trước. Từ đó có các biện pháp can thiệp để phòng trừ sâu rầy kịp thời, đảm bảo năng suất mùa vụ:

- Nếu không có rầy nâu hoặc mật độ thưa thì phòng trừ rầy nâu hại lúa bằng thiên địch: việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của các thiên địch của rầy nâu như: nhện ăn thịt, nhện lùn, bọ rùa, gọng vó,... sẽ giúp tiêu diệt rầy nâu thay vì phải dùng thuốc hóa học, nhất là ở giai đoạnđầu phát triển của cây lúa.

- Khi mật độ rầy nâu đạt ngưỡng theo khuyến cáo (khoảng hơn 1.500 con/m2) thì cần dùng thuốc đặc hiệu để phun diệt trừ rầy nâu. 

- Khi sử dụng thuốc ruộng phải có nước hiệu quả trừ rầy mới cao. khi có rầy xuất hiện nên giữ nước trong ruộng để giảm rầy &  rút nước khi chuẩn bị thu hoạch.


3/ Diệt trừ rầy nâu bằng thuốc trừ sâu rầy Anvado

Thuốc trừ sâu rầy Anvado là loại thuốc đặc trị các loại rầy gây hại cho lúa, trong đó có rầy nâu. Thuốc có tác dụng mạnh, không chỉ tác động đến rầy nâu trưởng thành mà còn tác động đến trứng rầy nâu:

- Thuốc làm ức chế quá trình lột xác, đẻ trứng của rầy nâu, làm ung trứng, thối trứng, làm cho trứng rầy không nở, không lột xác.

- Dưới tác dụng của thuốc làm cho rầy mất khả năng gây hại & rầy chết trong khoảng từ 3-5 ngày. 

Nhờ có tác động mạnh như vậy, thuốc trừ sâu rầy Anvado phát huy tối đa công suất của mình trong phòng trừ và tiêu diệt các loại sâu rầy, trở thành công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho nhà nông trong công cuộc chiến đấu với các loại sâu bệnh giành lấy một vụ mùa bội thu.


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Cách pha phun: Pha 23g/bình 25 lít nước, hoặc pha 2 gói 100gam cho 1 phuy 200 lít nước.

- Phun khi rầy mới phát sinh. Nếu mật độ rầy cao phun nhắc lại lần 2 sau từ 5-7 ngày. Lượng thuốc dùng: 500-750g/ha.

- Lượng nước dùng: 400-600lít/ha.

- Thời gian cách ly: 7 ngày trước khi thu hoạch.

Lưu ý:

- Khi sử dụng thuốc cần phải mang bảo hộ lao động, không được ăn, uống, hút thuốc.

- Phun thuốc xong phải tắm rửa, cất giữ thuốc trong bao bì kín, ở nơi khô mát, xa trẻ em, thực phẩm và gia súc, Nếu nuốt phải thuốc, đưa ngày nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và mang theo nhãn thuốc.

_ _ _

Có thể bạn quan tâm:

Nên bón phân như thế nào cho cây trồng vào mùa mưa?
Dấu hiệu và cách xử lý cây trồng khi bị ngộ độc dinh dưỡng
Tại sao người nông dân nên lựa chọn phân hữu cơ nhật bản?
Kỹ thuật tự ủ phân hữu cơ tại nhà
Mua phân bón hữu cơ Nhật Bản ở đâu?

_ _ _

Công ty Gia Phúc Organic chuyên phân phối các dòng phân đa dụng Hakkokeifun là loại phân truyền thống trăm tuổi tại Nhật. Sản phẩm đa dạng thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả lâu năm, hoa màu & cây hoa kiểng…

Phân hữu cơ Nhật bản tiện lợi, tác dụng nhanh, đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động, trẻ em & tạo nên các sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng theo tiêu chuẩn GAP, bảo vệ môi trường, giúp tăng giá bán sản phẩm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

GIA PHUC IBHs - MY PHUOC 1, MY HOA, BINH MINH, VINH LONG

🏤 Địa chỉ: Số 9, đường 12, Khu phố 2, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

📲 Hotline: 097 8888 001

📬 Email: quachgialogistics2@gmail.com

🌐 Website đặt hàng: http://giaphucorganic.com

🛒Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/quach-gia

🛒Lazada: https://lazada.vn/shop/gia-phuc-ibhs?liteShop

🛒Shopee: https://shopee.vn/giaphuc_ibhs

 

 

 

  

 

 

Logistics Quách Gia